Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

Ngành Nhà hàng - Khách sạn: Cung chưa đuổi kịp cầu - Hr Blog

Ngành Nhà hàng - Khách sạn: Cung chưa đuổi kịp cầu

Ngành nhà hàng khách sạn đang có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam và cần thêm một số lượng lớn lao động từ phổ thông đến cao cấp. Tuy nhiên, quá trình tìm việc của nhân sự ngành này lại gặp nhiều khó khăn.

Nhu cầu nhân sự tăng cao dịp cuối năm

Khảo sát của JobStreet .Com gần đây cho thấy ngành Nhà hàng Khách sạn đang có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam, đặc biệt tại các thành phố lớn. Theo đó, 90% các công ty trong ngành được khảo sát vẫn đang có nhu cầu tuyển dụng từ đây đến cuối năm.

Hàng loạt các thương hiệu nước ngoài liên tục mở rộng thị trường ở Việt Nam trong những năm gần đây, từ hệ thống khách sạn Marriot, Novotel, Pullman cho đến các tên tuổi như Burger King, The Coffee Bean & Tea Leaf… khiến thị trường ngành này càng trở nên sôi động.



Dự báo về nhu cầu nhân lực ngành, Giám đốc nhân sự một thương hiệu nhìn nhận: “Thị trường nhân lực trong ngành Nhà hàng - Khách sạn đang có xu hướng tăng mạnh mẽ vào dịp cuối năm và đầu năm sau do nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng tăng cao trong mùa lễ hội.”

Về phía người lao động, có đến 91% nhân sự có bằng cấp chuyên ngành Nhà hàng - Khách sạn thừa nhận về nhu cầu tìm việc trong những tháng tới và có đến 67% cho rằng quá trình tìm việc sẽ rất khó khăn, chỉ có 33% tin rằng sẽ dễ dàng tìm việc vào thời điểm cuối năm.

Nhân sự gặp khó vì tiếng Anh & nghiệp vụ

Yêu cầu cao về tiếng Anh và nghiệp vụ là lý do chính khiến quá trình tìm việc của nhân sự ngành này gặp nhiều khó khăn.

Thật vậy, khảo sát trên 1.310 người lao động trong ngành cho thấy, chỉ có 45% có bằng cấp chuyên ngành, trong khi đó phần lớn 53% nhân sự muốn làm việc trong lĩnh vực này không có bằng cấp chuyên ngành.

Điều này cho thấy sự chênh lệch giữa cung và cầu, đặc biệt là nguồn cung ứng lao động chất lượng cao, khiến cho công tác tuyển dụng của giới nhân sự ngành này vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Ngay cả đối với phân khúc nhân sự cấp trung và cấp cao, cung vẫn chưa gặp được cầu do “mức lương dành cho nhân sự cấp trung chưa cao nên khó thu hút được nguồn lao động chất lượng,” hay tại phân khúc này, ứng viên vẫn còn thiếu “trình độ chuyên môn.”

Khảo sát của JobStreet.Com cũng chỉ ra rằng, chỉ có 22% người lao động chuyên ngành Nhà hàng – Khách sạn cho rằng kiến thức học được ở trường hỗ trợ họ rất nhiều khi đi làm, số đông còn lại đều cảm thấy không đủ cho công việc và cần đào tạo thêm.

Khi được hỏi về kỳ vọng đối với nhà tuyển dụng ngành Nhà hàng - Khách sạn, 47% người lao động mong muốn được đào tạo nghiệp vụ, 34% kỳ vọng về cơ hội thăng tiến, chỉ 19% quan tâm lương và phúc lợi.

DN Việt chưa chú trọng tự đào tạo

Do đó, để nâng cao chất lượng nguồn cung, nỗ lực cần đến cả từ phía nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, số liệu trên cho thấy, không có nhiều nhà tuyển dụng tại Việt Nam chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực có sẵn trong doanh nghiệp.

Nhân lực là tài sản quý giá nhất của công ty. Chính ông lớn McDonalds cũng đã không ngừng đầu tư rất nhiều cho khối tài sản này.

Mặc dù tuyển được nguồn nhân lực chất lượng từ JobStre et .Com, chúng tôi vẫn phải đào tạo nhận sự từ 3 đến 9 tuần tại nhà hàng, nhằm đảm bảo nhân viên có thể mang đến cùng một chất lượng phục vụ tới khách hàng trên toàn cầu, McDonald nhận xét.

Vũ Minh

Khoảng cách tiền lương ngày càng tăng trên toàn cầu

(TBTCO) - Theo nghiên cứu mới đây của Tập đoàn tư vấn quản trị Hay Group, sự chênh lệch về tiền lương giữa sếp quản lý doanh nghiệp với người lao động đang tiếp tục gia tăng ở tất cả các khu vực trên thế giới, kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.





Sử dụng số liệu từ cơ sở dữ liệu trực tuyến tính phí của mình, Hay Group nhận thấy rằng khoảng cách về lương bổng giữa những nhà quản lý giàu kinh nghiệm, so với thợ thủ công, nhân viên “bàn giấy”, hoặc những việc không đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, đã tăng lên ở hầu hết 110 quốc gia được phỏng vấn.

“Sự chênh lệch quá lớn về thu nhập có thể gây ra những bất mãn tiềm tàng trong người lao động” - Ben Frost, nhà tư vấn của Hay Group nhận xét trong một thông cáo báo chí về vấn đề lương thưởng. Khoảng cách nói trên đã tăng lên 2,2% ở các nước châu Âu kể từ khi cuộc khủng hoảng toàn cầu bắt đầu năm 2008. Đây là khu vực có sự gia tăng ít nhất. Ngược lại, con số này ở Bắc Mỹ và châu Á lần lượt là 7,2% và 12,5%. Tính riêng tại nước Mỹ, khoảng cách đã tăng thêm 10,6%.

Cũng theo tập đoàn Hay Group, mức lương trên toàn cầu tăng bình quân 5,4% trong năm 2015, so với 5,2% hồi năm ngoái. Tuy nhiên, tại các thị trường mới nổi như Brazil, Nga và Ukraine, người lao động trên thực tế lại bị cắt giảm tiền lương lần lượt là 0,4%, 0,7% và 3,9%.

“Quá trình công nghiệp hóa và toàn cầu hóa đã khiến cho nhiều công việc không đòi hỏi độ phức tạp cao được chuyển sang tích hợp tự động hóa và sử dụng nguồn lực thuê ngoài. Điều này làm giảm số lượng việc làm có sẵn, đồng thời tăng tính cạnh tranh giữa những lao động hiện tại. Hoặc họ chấp nhận giảm lương để ở lại, hoặc phải ra đi” – ông Frost cho biết.

Cũng theo ông Frost, ở chiều ngược lại, những nhà quản lý giàu kinh nghiệm với năng lực đã được chứng minh, khả năng suy nghĩ sáng tạo và kỹ năng đàm phán tốt đang có mức lương ngày càng cao. Một phần nguyên nhân do cung không đủ cầu. Ngoài ra, họ đang ngày càng phải đảm nhiệm nhiều trách nhiệm hơn, nhiều công việc phức tạp hơn.

Châu Âu là khu vực chứng kiến sự chênh lệch tiền lương giảm đi ở nhiều quốc gia nhất, ví dụ như Thụy Sỹ, Pháp, hay Ba Lan. “Để đối phó với suy thoái kinh tế, nhiều công ty ở châu Âu chọn cách cắt giảm lương của cả sếp lẫn nhân viên để tránh nạn thất nghiệp. Trong khi đó, công ty Mỹ thường chọn cách tinh giảm biên chế, và yêu cầu những nhà quản lý còn lại đáp ứng thêm nhiều nhiệm vụ mới. Để bù lại, lương của họ được trả cao thêm, dẫn đến khoảng cách thu nhập với nhân viên ngày càng lớn” – ông Frost đánh giá./.

Ngọc Vũ (theo CNBC)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét