Thứ Tư, 26 tháng 7, 2023

Tại sao BSC và KPI luôn "đồng hành" trong doanh nghiệp?

 Chúng ta thường nghe nói đến BSC và KPI, hai công cụ quản trị phổ biến trong doanh nghiệp. Trong đó, BSC là Thẻ điểm cân bằng, là cách thức quản trị và lên kế hoạch chiến lược trong tổ chức, doanh nghiệp, … để định hướng các mục tiêu, hành động theo tầm nhìn và chiến lược đã định. Và KPI là công cụ quản trị mục tiêu, đánh giá sức mạnh của doanh nghiệp, một bộ phận hay một cá nhân.

Hai công cụ với khái niệm và nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau, liệu có bổ sung cho nhau hay "đánh" nhau đây? Thực tế, BSC và KPI lại có quan hệ mật thiết với nhau. Người ta coi BSC và KPI là cầu nối kết hợp giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược lãnh đạo.

Cụ thể, BSC giúp người lãnh đạo đưa ra những chiến lược chi tiết và cụ thể tới từng nhân viên. Song song, KPI sẽ giúp họ đo lường hiệu quả công việc của từng người. Từ đó, lãnh đạo có thể dễ dàng đánh giá năng lực và định hướng công việc cho nhân viên.

Một khi người lãnh đạo đã hiểu nhân viên và đưa được mong muốn của mình tới gần nhân viên thì lúc này các chiến lược được thực hiện đúng định hướng và mục tiêu đã đặt ra. Bên cạnh đó, KPI cũng có thể cho nhà lãnh đạo nhìn thấy được kết quả, các quyết định sẽ dễ dàng và nhanh chóng được đưa ra hơn.

Ở một khía cạnh khác, nếu như lãnh đạo chỉ quan tâm đến chiến lược doanh nghiệp đề ra mà không tận dụng được các yếu tố về nguồn nhân lực trực tiếp thực hiện chiến lược đó thì sẽ không đạt được hiệu quả hoạt động một cách tốt nhất. Khi có bất kỳ vấn đề phát sinh nào, doanh nghiệp rất khó để đánh giá, kiểm soát và tìm ra lỗ hổng trong hoạt động của doanh nghiệp mình.

Vậy nên, nhà lãnh đạo của doanh nghiệp sẽ cần có các chiến lược lãnh đạo kết hợp các chiến lược kinh doanh. Hiểu đơn giản đó chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai công cụ BSC và KPI để thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp và quản lý nhân sự một cách hiệu quả nhất.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét